LẮP ĐẶT MÀN HÌNH LED P6 FULL MÀU NHÀ HÁT CAO VĂN LẦU
Trung tâm Hội nghị triễn lãm và nhà hát Cao Văn Lầu (Nhà hát 3 nón lá), nơi được xem như là trái tim của Quảng trường Hùng Vương
Nhà hát Nón Lá biểu tượng trung tâm của công trình
Trung tâm Triển lãm Văn hóa – Nghệ thuật và Nhà hát Cao Văn Lầu ( Nhà hát 3 nón lá ) được thiết kế gồm 3 khối nhà chính (Khối nhà hát, nhà trưng bày và Trung tâm Hội nghị); kiến trúccông trình hình 03 chiếc nón là đan xen nhau, với các cao độ (so với cote vỉa hè) giảm dần từ 24.75m – 21.85m – 19.45m. Các khối nón lá quay về các phía trục đường chính có khối đế hình tròn, được liên kết với hồ nước và các sảnh đón tạo nét mềm mại và sinh động.
Nhà hát nón lá giữa hồ sen
Nón lá hiện diện trong đời sống thường ngày của người Việt Nam, là người bạn thủy chung của những con người lao động một nắng hai sương và được xem như là biểu trưng văn hóa của dân tộc. Với hình ảnh cách điệu 3 chiếc nón lá chụm vào nhau của Nhà hát 3 nón lá đã thể hiện đượctình yêu thương gắn bó nâng niu che chở cho nhau như người cha, người mẹ và người con trong một gia đình – 3 dân tộc trên mảnh đất Bạc Liêu – 3 miền Bắc, Trung, Nam trên đất nước Việt Nam; gợi sự liên tưởng đến thế “kiềng 3 chân” thể hiện sự đoàn kết “3 cây chụm lại nên hòn núi cao”, sự vững chắc và là sức mạnh nội sinh của dân tộc ẩn bên trong của sự mảnh mai bền bỉ.
Hình ảnh hai chiếc nón lá chụm vào nhau
Không những thế, công trình này còn là vườn ươm các tài năng nghệ thuật của tỉnh nhà; nơi giới thiệu, trưng bày, triển lãm các thành tựu văn hóa, văn học – nghệ thuật của tỉnh trong tiến trình phát triển; nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, sáng tác, thể nghiệm cái mới và đặc biệt hơn nữa là nơi diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa, hội nghị mang tầm khu vực, quốc gia và quốc tế. Công trình này được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập là công trình có “Hình dạng nón lá lớn nhất Việt Nam”.
Nhà hát Cao Văn Lầu và Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu
Màn hình led – giữa sân khấu